Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

gfhfghjgjhk
Nhiệt liệt chào mừng Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng (15/10/1930 - 15/10/2024)

ANH BẢO VỆ DÂN PHỐ VÀ 10 NĂM DẠY HỌC TÌNH NGUYỆN

 
 
 
GIữa cuộc sống bộn bề lo toan, vẫn có nhiều điều tử tế đến từ những con người bình dị làm chúng ta cảm thấy ấm áp lạ thường. Đó cũng là cảm xúc của đoàn công tác chúng tôi khi đến với lớp học phổ cập tình thương của anh Trần Lâm Thắng - bảo vệ dân phố khu phố Long Bửu, phường Long Bình.
 
 
 
 
Anh Trần Lâm Thắng - gương Thanh niên tiêu biểu Quận 9 năm 2020 - đã hơn 10 năm duy trì lớp học phổ cập tình thương vào những buổi tối tại trụ sở khu phố Long Bửu. Kể về "cơ duyên" trở thành "ông giáo", anh trải lòng rằng câu chuyện cũng rất tình cờ. Khu phố Long Bửu là khu vực còn nhiều hộ gia đình khó khăn và đông con nhỏ. Lúc trước khi anh mới làm bảo vệ dân phố tại đây, cứ mỗi lần bọn trẻ đánh nhau thì người dân lại gọi anh xuống giải quyết. Một lần nọ, để giảng hoà cho một nhóm trẻ 15 - 16 tuổi đang chuẩn bị "hỗn chiến", anh yêu cầu cả nhóm phải viết bản kiểm điểm và cam kết không vi phạm. Lúc này anh mới bất ngờ biết rằng, các em đều không thể viết bản kiểm điểm vì không biết chữ, không được đi học.
 
 
 
 
 
 

Câu chuyện đã làm anh suy nghĩ rất nhiều. Hầu hết các em nhỏ ở khu phố anh làm bảo vệ đều là con em của những hộ lao động nghèo. Nhiều em bỏ học từ sớm hay chưa từng đến trường do cuộc sống quá khó khăn. Ban ngày, có em phụ cha mẹ bán báo, bán vé số; ban đêm làm lò gạch để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Từ điều này, anh Thắng đã nảy ra sáng kiến thành lập một lớp học phổ cập tình thương để dạy chữ cho các trẻ em nghèo trong khu phố. Nghĩ là làm, anh liền đề xuất Đoàn phường thành lập lớp học, và không ngại khó khăn để gõ cửa từng nhà vận động cho các em đến lớp buổi tối.
Hơn 10 năm qua, lớp học khu phố Long Bửu luôn sáng đèn mỗi tối, và hình ảnh anh bảo vệ dân phố tất bật lo cho các lớp học đã trở thành việc quen thuộc thân thương của người dân nơi đây. Nhiều bạn sinh viên vì cảm phục tấm lòng của anh đã tình nguyện hỗ trợ dạy học, từ đó giúp lớp học mở rộng quy mô hơn rất nhiều, tạo điều kiện để các trẻ nghèo được tiếp cận thêm kiến thức, để các em có một tương lai tương sáng hơn.
Hàng ngày, anh Trần Lâm Thắng làm công nhân tại một công ty ở Biên Hoà, rồi cứ tối đến lại trở thành người bảo vệ dân phố kiêm thầy giáo lớp học. Vất vả là vậy nhưng anh nói, mỗi khi lên lớp, thấy các em học sinh tíu tít, say sưa với con chữ, bao mệt mỏi như tan biến. Đối với anh, chẳng phải tiền bạc hay vật chất, mà tình cảm thân thương và lòng ham học của học trò mới chính là thứ khiến anh thấy mình giàu có.